0898 699 399

Cách giặt, vệ sinh mũ bảo hiểm diệt khuẩn và hết mùi hôi

Bạn đang tìm cách giặt, vệ sinh mũ (nón) bảo hiểm sao cho nhanh, dễ làm mà lại sạch nhất thì hãy tìm hiểu các bước hướng dẫn của chúng tôi trong bài viết này. Chúng tôi chia sẽ cách giặt mũ (nón) bảo hiểm làm sao cho hết mùi hôi, diệt sạch các vi khuẩn để tránh gây hai cho tóc và da đầu của bạn. Mỗi phương pháp chúng tôi trình bày một cách tỉ mỉ, rõ ràng và đi kèm hình ảnh minh họa.

Mũ hay nón bảo hiểm là vật dụng không thể thiếu đối với bất kỳ người dân nào khi lưu thông trên đường bằng xe gắn máy. Mũ bảo hiểm vừa giúp bạn tránh được nắng mưa khi đi ngoài đường, giúp bạn bảo vệ đầu, bộ phận quan trọng nhất của con người và đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy cũng là cách để bạn sống và tuân thủ theo đúng pháp luật.

Nhưng vì là mũ bảo hiểm, nhằm bào vệ đầu khi chẵng may bị ngã xe nên được thiết kế khá dày, có nhiều lớp nên khi đội lâu ngày thường phát sinh mùi hôi khó chịu, nấm mốc và nhiều loại vi khuẩn sinh sống, gây ngứa da đầu. Bạn cần phải giặt và vệ sinh thường xuyên để có được cảm giác dễ chịu nhất khi đội mũ. Nhưng giặt và vệ sinh mũ như thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết.

Các loại nón-mũ bảo hiểm phổ biến nhất hiện nay

  • Nón Haif-Face (nón nửa đầu): Là loại nón phổ biến ở nước ta, chi che một nửa đầu
  • Nón Open-Face (3/4 đầu)
  • Nón Full-face (trùm kín đầu)
  • Nón Flip-up (Modular)
  • Nón Off-road, motocross (nón cào cào)

Mũ bảo hiểm có thể tháo rời

Loại nón bảo hiểm có thể tháo rời thường khá phổ biến, thương có 3 lớp. Lớp bên ngoài thường cứ nhất, tiếp đến là lớp xốp cứng bảo vệ, và trong cùng là lớp vải hay lưới phủ.

Mũ bảo hiểm nguyên khối

Cũng là loại mũ có thể chia thành nhiều lớp hoặc được cấu tạo từ một lớp. Nếu là nhiều lớp thì được cố định bởi các chốt không thể tháo rời. thường khá nặng và dày. Khi giặt thường khó khăn hơn so với mũ có thể tháo rời.

Cách giăt mũ, nón bảo hiểm sạch khuẩn hết hôi

chúng tôi khuyên bạn nên giặt và vệ sinh mũ nón bảo hiểm thường xuyên, vệ sinh một cách định kỳ. Đối với nhiều việc di chuyển bằng xe máy rất thường xuyên, nhất là thời đại công nghệ số nhiều người làm nghề shipper hay xe ôm công nghệ, bạn bắt buộc phải đội mũ và chạy 6-8 tiếng một ngày ngoài đường.

Mũ nón bảo hiểm thường làm rất dày, vì thế nấm mốc sẽ nhanh chóng phát triển, sinh sôi sau đó chết đi, gây ra mùi hôi khó chịu, gây ngứa da đầu. Nhiều khi bạn có thể gặp phải tình trạng nấm da đầu nếu bạn đội mũ báo hiểm lâu ngày không giặt.

Dưới đây là hai cách giặt mũ và vệ sinh mũ bảo hiểm rời và nguyên khối. Bạn đọc và theo cách hướng dẫn nhé.

Cách giặt mũ bảo hiểm tháo rời

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, mũ báo hiểm tháo rời là loại mũ mà bạn có thể dễ dàng tháo, lắp các bộ phận cấu tạo thành mũ. Chính vì thế việc tháo ra và giặt, vệ sinh mũ tương đối dễ dàng. Bạn có thể tháo ra hết toàn bộ từng bộ phận để giặt một cách sạch nhất.

Lưu ý: Khi tiến hành tháo mũ bạn nên làm các thao tác cận thận, nhẹ nhàng. Đừng vội vàng mà hay quan sát, xem xét kỹ từng góc cạnh, các điểm G hay định ốc chốt của mũ. Hãy nhớ luôn có các điểm G để bạn tháo các bộ phận ra một cách dễ dàng, việc tháo gỡ thường có nguyên tắc, làm nhẹ nhàng là ra, không cần phải dựt mạnh hay “đao to búa lớn” để tháo mũ bạn nhé.

Bước thứ nhất:

Bạn tháo rời từng bộ phận của mũ bảo hiểm. Bạn tháo một cách nhẹ tay để tránh bị gãy chấu gây hư hỏng mũ. Tiếp đến bạn đặt từng bộ phận một cách cẩn thận.

Ghi nhớ, tháo ra như thế nào thì lắp vào như thế. đặt các bộ phận theo đúng thứ tự đã tháo. bộ phận tháo trước tiên thì lắp sau cùng. tháo lắp theo nguyên tắc 1:2:3:4….4:3:2:1.

Bước thứ 2:

Bạn tiền hành giặt các bộ phận của mũ đã được tháo rời trước đó. Bạn chuẩn bị một thau nước, bột giặt OMO, nước xả Comfor, Downy, bàn chải mềm.

Bạn hòa tan bột giặt OMO vào thau nước. Bạn cho miếng xốp ngâm vào nước giặt tầm 20 phút. Bạn dùng bàn chải mềm chà nhẹ bề mặt lớp xốp để tẩy sạch các vết bẩn. Tiếp đến là giặt phần vải đệm và quai. Giặt nhẹ nhàng như giặt quần áo. Có thể dùng nước ấm pha với muối để giặt quai và vải đệm.

Phần kính bảo vệ thì bạn sẽ vệ sinh bằng nước rửa chén hoặc bằng nước lau kinh chuyên dụng. Dùng khăn mềm để vệ sinh phần kính, không dùng các vật như bùi nhùi cứng để chà lên kính, nhằm tránh trầy xước mặt kính.

Sau khi vệ sinh xong phần kính bạn có thể dùng khăn khô hoặc giấy ăn để lau khô và làm sạch kính, nếu bạn để kính dính nước và đem ra nắng phơi khi nước khô sẽ để lại các vết bám giọt nước gây mờ kính

Bước thứ 3:

Phần vệ sinh vỏ ngoài của nón bảo hiểm. Đối với phần vỏ bên ngoài bạn nên lấy khăn mềm hoặc miếng chà mềm kết hợp nước giặt chà nhẹ nhàng lên bề mặt vỏ nón. Tránh dùng các vật cứng chà lên vỏ, gây trầy xước, làm bay mất lớp sơn phủ, mất đị độ bóng của nón. Đối với phần lỗ thông gió trên nón, bạn dùng bông gòn ngoáy nhẹ nhàng, sau đó cho nước xạ từ trên xuống. Tránh làm lủng lỗ thônng gió của mũ bảo hiểm.

Bước thứ 4:

Sau khi đã giặt xong hết các bộ phận của nón bảo hiểm bạn có thể khử mùi bằng cách xả lại bằng nước xả Comfor hoặc Dowmy, bạn mang ra phơi trước nắng để khô ráo, phần kính và xốp có thể không phải ngoài nắng. Nếu bạn muốn nhanh khô có thể phơi tầm 30-60 phút tùy mức độ nắng.

Cách giặt mũ bảo hiểm nguyên khối

Đối với mũ nguyên khối, bạn có thể chuẩn bị một chậu nước thật to, sau đó pha sẵn nước kèm bột giặt, nhúng toàn bộ phần mũ chìm vào chậu nước. Sau đó bạn ngâm từ 30-45 phút tùy mức độ bẩn của nón mũ. Trường hợp này là mũ bán đã quá bẩn, lâu ngày không được giặt hay vệ sinh.

Còn trường hợp bạn có giặt mũ thường xuyên định kỳ thì bạn tiến hành giặt theo các bước như sau.

Bước 1: Chuẩn bị khăn mềm, bàn chà mềm, nước giặt, nước xả Comfor, …

Bước 2: Bạn vệ sinh phần vỏ mũ bằng cách dùng khăn nhúng vào nước giặt sau đó lau nhẹ nhàng nhiều lần lên bề mặt vỏ mũ, đến khi sạch thì thôi, cũng như trên tránh chà mạnh gây xước mũ.

Bước 3: Vệ sinh phần vải bọc bên trong bằng cách kéo nhẹ ra, lấy bàn chà mềm chà nhẹ và liên tục, sau đó xả nước cho sạch xà phòng.

Sau khi thực hiện xong các bước bạn lấy máy sấy khô mũ hoặc phoi dưới trời nắng to trong nửa ngày hoặc cả ngày.

Khi thấy mũ khô, hết ẩm, hết hôi thì mang vào sử dụng

Các lưu ý khi bạn giặt và vệ sinh mũ, nón bảo hiểm

  • Không nên dùng các loại chất tẩy rửa có tính axít mạnh để giặt mũ.
  • Không dùng các loại chất xăng, dầu để tẩy các vết bẩn trên mũ gây bay màu sơn.
  • Không sử dụng các loại vật dụng cứng để cà lên bề mặt mũ.
  • Một tháng vệ sinh, giặt mũ bảo hiểm 1-2 lần.
  • Một người nên có 2 mũ để thay đổi lúc giặt. Như vậy bạn dễ dàng giặt và có mũ đội thay thế lúc đang giặt mũ.
  • Mũ không đội thường xuyên nên giặt và bỏ vào chỗ thoáng mát, Có thể bọc lại cận thận tránh chuột bọ gián chui vào trú ngủ và cắn phá mũ.
  • Giặt mũ vào những ngày trời nắng.
  • Có thể sử dụng các loại nguyên liêu có sẵn để diệt khuẩn trong mũ bảo hiểm như giấm trắng, baking soda, chanh kết hợp nước vo gạo…
  • Nên vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên để tránh ẩm mốc và tránh các bệnh về da đầu.
  • Nếu đội mũ thấy ngứa ngáy hay giặt ngay hoặc đội loại mũ khác phù hợp.
  • Hãy chọn loại mũ bảo hiểm chính hãng và đúng quy chuẩn để bảo vệ tính mạng khi tham gia lưu thống trên đường

Chúng tôi chân thành cảm ơn quý bạn đọc đã xem bài viết của chúng tôi. Mỗi lượt xem là sự khích lệ để chúng tôi tiếp tục mang đến những bài viết tốt hơn.

Dưới đây là một số bài viết hay chúng tôi chia sẽ, nếu quan tâm bạn có thể xem thêm ở link bên dưới.

[related_posts_by_tax title=""]
Rate this post
BÌNH LUẬN LIÊN HỆ
  • Add Your Comment

error: Không thể copy